Hiếm có đất nước nào lại lưu giữ một nền văn hóa truyền thống lâu đời với những lễ hội đặc trưng như Nhật Bản. Một năm có nhiều dịp lễ và hều hết các dịp lễ đều kéo dài trong nhiều ngày. Dưới đây là 5 lễ hội đặc sắc nhất xứ sở hoa anh đào.

LỄ HỘI MỪNG NĂM MỚI OSHOUGATSU

Khác hẳn với các nước láng giềng như Hàn Quốc, Trung Quốc hay Việt Nam, Nhật Bản chọn ngày 1 tháng 1 dương lịch hằng năm để chào mừng năm mới, gọi là lễ Oshougatsu. Đây được xem là ngày lễ lớn nhất Nhật Bản, diễn ra trong nhiều ngày với nhiều hình thức ăn mừng đại lễ khác nhau. Tết Oshougatsu diễn ra từ ngày 1 đến ngày 3. Người dân Nhật Bản chuẩn bị cho lễ hội từ ngày 8/12 đến 12/12.

Vào những ngày này, mọi gia đình đều dọn dẹp sạch sẽ, chuẩn bị đồ dùng và trang trí nhà cửa đón năm mới như đặt cây thông Kadomatsu hoặc treo dây Shimekazari trước cửa nhà. Cũng như Tết cổ truyền ở Việt Nam, người Nhật sẽ đi chùa vào những ngày đầu năm mới, ăn bữa cơm tất niên cùng những món ăn truyền thống, lì xì đầu năm và trẻ em Nhật thì tham gia những trờ chơi dân gian như Tokoage và cầu lông Hanetsuki.

LỄ HỘI HOA ANH ĐÀO HANAMI

Hanami trong tiếng Nhật có nghĩa là ngắm hoa, thưởng hoa. Lễ hội Hanami được xem là một trong những lễ hội hoa lớn nhất và lâu đời nhất Nhật Bản. Hằng năm, cứ vào độ cuối tháng 3, đầu tháng 4, hoa anh đào trên khắp đất nước Nhật Bản bắt đầu nở rộ, người Nhật lại háo hức đón chờ Hanami như đón chờ một món quà tuyệt đẹp của mùa xuân.

Hanami diễn ra và kéo dài trong khoảng 10 ngày, trong dịp lễ này, người Nhật sẽ ngồi dưới những tán hoa anh đào tuyệt đẹp, tổ chức tiệc tùng, cùng nhau hát hò, nhảy múa và bình phẩm về vẻ đẹp của hoa. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp người Nhật mặc áo kimono truyền thống, cùng nhau chia sẻ những bữa cơm ấm áp với những món ăn truyền thống như cơm hộp bento, sushi và rượu sake.

LỄ HỘI ĐÈN LỒNG OBON

Obon là lễ hội đèn lồng truyền thống của người Nhật, đây cũng được xem như là Đại lễ Vu Lan báo hiếu vì đây chính là dịp để con cái bày tỏ lòng hiếu thảo và biết ơn với ông bà, cha mẹ. Obon thường diễn ra vào tháng 7, ở mỗi vùng miền của Nhật lại có những ngày tổ chức khác nhau. Vào những ngày đầu tiên của lễ, người ta thường treo đèn lồng trước cửa nhà để tổ tiên có thể về viếng thăm, đi thăm viếng, tu sửa lăng mộ.

LỄ HỘI LỒNG ĐÈN NHẬT BẢN | Ngoại Ngữ NewSky

 

Vào ngày cuối cùng của lễ hội Obon, người ta đem lồng đèn đến thả ở các sông, hồ, các bờ biển, xem như là để tiễn đưa linh hồn của người quá cố về với thế giới của họ. Thông thường, trong đêm thả lồng đèn, người ta còn đốt pháo hoa.

LỄ HỘI CÁ CHÉP KOINOBORI MATSURI

Koinobori trong tiếng Nhật có nghĩa là cờ cá chép, với người Nhật, cá chép tượng trưng cho lòng dũng cảm và tính ngoan cường khi dám vượt vũ môn để hóa rồng và làm nên những chuyện đại sự, cũng giống như tính cách của các bé trai nên Koinobori cũng có nghĩa là Lễ hội của các bé trai.

Có một điều trùng hợp là Lễ hội cá chép diễn ra vào đúng ngày 5 tháng 5 âm lịch, tức trùng với Tết Đoan Ngọ của Việt Nam, tuy nhiên, cờ cá chép đã được treo khắp các cung đường của Nhật từ trước 2 tháng. Vào dịp lễ này, ngoài việc trước các cửa nhà được trang trí bằng những dải cờ cá chép đủ màu sắc, người ta thường hay làm món Obento truyền thống và những món ăn mô phỏng hình cá chép với mong muốn cầu cho con cái được khỏe mạnh và phát triển tốt.

LỄ HỘI GION

Lễ hội Gion là một trong những lễ hội lớn nhất Nhật Bản, được tổ chức ở đền Yasaka vào tháng bảy hằng năm. Với ý nghĩa cầu sức khỏe và xua tan bệnh dịch, người dân đã tổ chức những buổi lễ tế để giữ cho tinh thần vượt qua sầu muộn, sự sợ hãi và luôn được thoải mái, thanh tịnh.

Một trong những hoạt động độc đáo nhất của lễ hội chính là lễ diễu hành Yamaboko Yunko vào ngày 17/07 qua các đường phố náo nhiệt của Tokyo. Ngoài lễ diễu hành, Gion cũng có nhiều hoạt động chuẩn bị, vui chơi, hội họp rất phong phú như nghi thức thanh tẩy Mikoshi, lễ dựng kiệu Hoko và Kama. Lễ hội Gion kéo dài xuyên suốt trong tháng 7.

Liên hệ đặt “TOUR NHẬT BẢN”
Hotline – 0981 87 07 17
Tổng đài: (028) 66 73 73 66
Tư vấn 24/7